Chủ Nhật, 22 tháng 2, 2015

                               NHIỄM ĐỘC THUỶ NGÂN

Thủy ngân
Phim tư liệu: https://www.youtube.com/watch?v=ihFkyPv1jtU
          Thảm họa Minamata bắt nguồn từ việc một nhà máy hóa chất của tổng công ty Chisso được xây dựng ở Minamata, một thành phố thuộc tỉnh Kumamoto của Nhật bản, vào năm 1908. Nhà máy này lúc đầu chủ yếu sản xuất phân bón sau đó là các sản phẩm axetylen , acetaldehyde , acid acetic , clorua vinyl, octanol… Các phản ứng hóa học được sử dụng để sản xuất acetaldehyde dùng sulfat thủy ngân là chất xúc tác, một phản ứng phụ của quá trình xúc tác tạo ra một hợp chất hữu cơ chứa thủy ngân có tên là methylmercury (metyl thuỷ ngân). Hợp chất có độc tính cao này đã được thải vào vịnh Minamata từ năm 1932 cho đến năm 1968, khi phương pháp sản xuất này bị dừng lại. Chuyện này không hề được để ý quan tâm trong nhiều năm sau khi chất thải metyl thuỷ ngân theo nước thải chảy xuống vịnh và tích tụ trong hải sản vào những năm 50.
          Bệnh Minamata là một hội chứng thần kinh nặng gây ra bởi nhiễm độc thủy ngân. Các triệu chứng bao gồm mất điều hòa, tê ở tay và chân, yếu cơ , giảm thị lực, giảm khả năng nghe và nói. Trong trường hợp nặng, bệnh dẫn đến phát điên, tê liệt , hôn mê và tử vong trong vòng vài tuần tiếp theo sự bắt đầu triệu chứng. Thai phụ nhiễm độc metyl thủy ngân cũng có thể ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng mẹ. Những thai phụ ăn cá nhiễm độc thủy ngân khi sinh con bị dị tật khủng khiếp như bại não, điếc, mù và chậm phát triển trí não. Theo ước tính, 900 người ở Minamata đã chết vì ngộ độc thủy ngân. Những người nhiễm độc nặng thường rú lên vì đau đớn, co giật và bị liệt. Một số bị mù, điếc hoặc mất trí
          Trong khi mèo, chó, lợn, và những cái chết của con người vẫn tiếp tục diễn ra trong suốt hơn 30 năm, chính phủ và công ty đã làm rất ít để ngăn chặn sự ô nhiễm, lý do một phần là do thiếu hiểu biết.
          Đến tận năm 1968, chính phủ Nhật Bản mới chính thức thừa nhận bệnh Minamata do công ty Chisso gây ra. Tháng 6/1973, chiểu theo quyết định của tòa án, những người được xác nhận nhiễm bệnh Minamata nhận một khoản tiền bồi thường đồng thời với việc Chisso phải trả thêm tiền trợ cấp hàng năm, chi phí thuốc men, chữa trị, chăm sóc, mai táng… cho các bệnh nhân của bệnh này ở Minamata.
          Thảm họa Minamata là một ví dụ thực tế kinh hoàng về sự gây ô nhiễm của công nghiệp gây ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe của người dân, ở đây là những người dân sinh sống, ăn tôm cá, rong ở vịnh Minamata. Bệnh Minamata được xếp là một trong 4 bệnh lớn do ô nhiễm gây ra ở nước Nhật.

<Theo Hoa Hoc.org>


Thứ Ba, 24 tháng 9, 2013

Ca dao trong hoá học

Câu ca dao sau giải thích một hiện tượng hoá học, em có biết đó là hiện tượng gì không?
"Lúa chiêm lấp ló đầu bờ
Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên" 

 "Lúa chiêm lấp ló đầu bờ" tức thời điểm lúa đang làm đòng chuẩn bị trổ bông
"Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên" : Tiếng sấm xuất hiện vào những lúc trời mưa giông, khi tiếng sấm xuất hiện tức có sét (là tia lửa điện) thì lập tức nitơ và oxi trong không khí phản ứng với nhau:
N2 + O2 = 2NO
NO + O2 = NO2

4NO2 + 2H2O + O2 = 4HNO3
Ion NO3- rơi xuống đất, cung cấp một lượng đạm dồi dào cho cây lúa trong thời kỳ làm đòng. 
Vì vậy khi gặp trời mưa giông lúa trổ rất nhanh.

Thuốc diệt chuột là chất gì? Tại sao những con chuột sau khi ăn thuốc chuột lại đi tìm nước uống?

   Tại sao những con chuột sau khi ăn thuốc chuột lại đi tìm nước uống? Vậy thuốc diệt chuột là gì? Chất gì đã làm chuột chết? Nếu sau khi ăn thuốc mà nó không có nước uống thì nó sẽ chết mau hơn hay lâu hơn?
     Thuốc chuột là Zn3P2. Vì Zn3P2 là một chất bị thuỷ phân rất mạnh nên hàm lượng nước trong cơ thể chuột giảm mạnh, nó khát và đi tìm nước. 
                                 Zn3P2 + 6H2O ® 3Zn(OH)2+ 2PH3­
     Chính PH3 đã giết chết chuột. Chuột càng uống nhiều nước Æ phản ứng thuỷ phân càng xảy ra mạnh Æ PH3 thoát ra càng nhiều Æ chuột càng mau chết. Nếu không có nước chuột chết lâu hơn.




Chủ Nhật, 22 tháng 9, 2013

KHÍ ĐỘC HOÁ HỌC TRONG CHIẾN TRANH

Cách đây 2400 năm, chất độc hóa học đã được sử dụng đầu tiên trong lịch sử loài người. Đó là trận Pelepones ở đế quốc La Mã. Trong trận này nghĩa quân Spactacus đã đốt lưu huỳnh dưới chân thành Platee, nhằm đầu độc binh lính đối phương.
Trong chiến tranh thế giới lần thứ nhất 1914 – 1918 chất độc hóa học đã được sử dụng một cách rộng rãi. Ngày 22-04-1915 quân Đức đã tung ra 6000 bình chứa chất clo có dung lượng 180 tấn để chống lại liên quân Pháp – Anh ở gần thành phố Ipra (Bỉ). Dùng clo chỉ trong vòng 5 phút, trên một chuyến tuyến dài 6 km, quân Đức đã tiêu diệt cả một sư đoàn đối phương làm mất khả năng chiến đấu của 15.000 người, trong đó có 5000 người bị chết sau đó. 

           Một tháng sau, quân Đức lại dùng 12.000 bình chứa 150 tấn clo tấn công quân Nga đang đóng ở Ba Lan, làm quân Nga bị tổn thất nặng. Tổng cộng 1 trận binh lính các phe bị nhiễm chất độc hóa học, trong đó có 100.000 người chết.
Để đối phó lại việc sử dụng chất độc của quân Đức, một giáo sư bác học người Nga là Zelinsky đã quyết tâm nghiên cứu tìm ra một thiết bị chống lại khí độc. Tới tháng 06-1915 ông đã hoàn thành chiếc mặt nạ chống độc hóa học đầu tiên. Nó có tác dụng giữ toàn bộ khí độc ở bên ngoài, chỉ có không khí sạch đi qua. Nó đã góp phần đánh bại quân Đức và giúp cho hàng vạn người thoát khỏi cái chết bởi chất độc hóa học

                     Mặt nạ phòng khí khác nhau được sử dụng trong Thế chiến I